Đánh thức khát vọng bản Dao

Cách đây hơn 60 năm, 3 hộ người Dao Thanh Y từ Quảng Ninh di cư lên thôn Tân Lập, xã Chiêu Yên (Yên Sơn) khai hoang. Vùng đất hiểm trở, cô lập với bên ngoài nhiều lúc tưởng chừng phải dứt áo ra đi. Nhưng với niềm tin, sức sống mãnh liệt người dân nơi đây vẫn bám trụ và họ cần mẫn xây dựng một bản người Dao với diện mạo mới, đẩy lùi sự đói nghèo, lạc hậu...

Nỗi ám ảnh khôn nguôi

Nhắc đến thôn Tân Lập từ năm 2009 trở về trước là một bức tranh u tối. Xưa để vào thôn phải vượt một quả đồi, rồi oằn mình chui qua lỗ hổng trên một bức tường đá, sau đó đi bộ trên con đường mòn lởm chởm đá tai mèo với dốc cao, một bên là núi, bên là vực. 

Ông Bàn Văn Nông, 60 tuổi kể lại, mấy chục năm ròng, người dân đã 3 lần tự mở đường. Không biết bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu sức người bỏ ra vì phải đập đá tai mèo. Xe quệt là phương tiện vận chuyển duy nhất tại thôn (xe quệt được ghép vào từ những mảnh gỗ và dùng sức trâu để kéo).

Những câu chuyện về người, trâu, xe quệt, hàng hóa, lương thực thường gặp nạn trong quá trình vận chuyển mà bị rơi xuống núi không còn xa lạ đối với bà con nơi đây. “Thật may, suốt mấy chục năm không ai gặp nạn mà tử vong. Có lẽ, ông trời thương người  Dao bản tôi.” - ông Đặng Văn Nguyên, người dân trong thôn nhớ lại. 

Qua nhiều thế hệ, con đường trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân nơi đây. Những năm của thập niên 90, người dân trong thôn đã dời đi nơi khác đến một nửa. Suốt 50 năm, thôn không có nhà ở kiên cố, chủ yếu là tạm được dựng lên bởi 4 cái cọc rồi lợp mái cọ, vách trát đất. Họ chấp nhận cuộc sống tạm bợ vì trong tâm thức, mảnh đất “chông gai” chẳng thể giữ nổi chân họ dù tổ tiên, ông bà đã an nghỉ ở đây đã mấy chục năm. 


Ông Trương Thế Vinh (bên phải) đã thoát nghèo nhờ cây bưởi từ năm 2017.

Năm 2004, Nhà nước xẻ đồi mở đường. Xã và thôn cũng quy hoạch lại, người dân hiến đất nắn chỉnh hình thành con đường huyết mạch như hiện nay. Trên con đường mới, dẫu vẫn đá tai mèo chất chồng, dẫu vẫn ổ gà, ổ voi nhưng cả thôn đã “gieo” niềm tin và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Con đường ý Đảng, lòng dân

“Không biết, bao giờ thôn mới có đường để bà con hết khổ?". Sự trăn trở như chảy trong huyết quản của 2 thanh niên cán bộ chủ chốt của thôn là Bí thư Chi bộ Đặng Văn Cần, Trưởng thôn Trương Văn Mạnh. Năm 2013, khi Nhà nước chủ trương bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, cả 2 anh đã quyết tâm phải đổ bê tông tuyến đường bằng mọi cách, mọi giá. Anh Mạnh nhớ như in cuộc họp thôn thống nhất làm đường vào năm 2013. Khi được hỏi về chuyện làm đường cả thôn hô vang:

- “Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!”

- Trước nhân dân trong thôn, anh đã hứa không làm thất thoát một đồng của Nhà nước và bà con. Thôn nghèo với muôn vàn khó khăn nhưng mỗi hộ dân, từng người dân cố thêm một chút thì chúng ta ắt sẽ làm được.

Chi bộ thôn thống nhất bê tông hóa một đoạn đường trước để thử sức dân. Thôn đã vận động, huy động nhân dân đóng góp tiền, công lao động hoàn thành 206 m đường. Sau đúng 55 năm, lần đầu tiên, thôn có đoạn đường bê tông đẹp đẽ, phẳng phiu như thế. 

Tinh thần quyết tâm bê tông hóa con đường sục sôi trong nhân dân từ đó. Chi bộ xác định, cùng với làm đường, cả thôn phải tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng triệt để đất đai phát triển sản xuất, ưu tiên cây, con ngắn ngày để nhanh có thêm thu nhập đóng góp làm đường đảm bảo đúng tiến độ. 


Nhân dân thôn Tân Lập, xã Chiêu Yên (Yên Sơn) đóng góp hàng trăm triệu đồng bê tông hóa
đường giao thông nông thôn, góp sức xây dựng nông thôn mới. 

Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, làm đường với phương  châm  “đoạn khó làm trước, đoạn dễ làm sau”, từ năm 2013 đến 2017, thôn đã hoàn thành được 3.056 m đường. Trong đó, người dân đóng góp 600 triệu đồng mua  nguyên vật liệu, chưa kể hàng nghìn ngày công làm đường. Cùng với đó, năm 2014, 2015, thôn được Nhà nước đầu tư trên 1,8 tỷ đồng kiên cố hóa 1.200 m đường. Như vậy, cả thôn được bê tông hóa gần 4.300 km đường. Từ thành quả này, năm 2018, Nhà nước đầu tư 515 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa. Thôn vận động nhân dân đóng góp 105 triệu đồng mua đất, mua trang thiết bị của nhà văn hóa, xây dựng nhà vệ sinh và kè sân nhà văn hóa thôn. 

“Với nhiều nơi, hoàn thành tuyến đường bê tông nông thôn là chuyện bình thường nhưng đối với Tân Lập - đó là “cuộc đại cách mạng” - Trưởng thôn Trương Văn Mạnh nhấn mạnh. 

Sức trẻ trên bản Dao

Đồng chí Đinh Trọng Tấn, Bí thư Đảng ủy xã bày tỏ, “bộ đôi” Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn Tân Lập là cán bộ người trẻ tâm huyết và năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm. Hai đồng chí đã góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đến với bà con một cách thiết thực, hiệu quả nhất mà minh chứng là sự hiện hữu của con đường “thế kỷ”. 

Anh Đặng Văn Cần, 35 tuổi, Bí thư Chi bộ bày tỏ, cách đây chỉ 10 năm, anh đã định bỏ làng đi lập nghiệp. Song lại nghĩ, bản thân từng là Phó Bí thư Đoàn xã, là đảng viên mà chưa làm gì được cho thôn, anh đã ở lại. Năm 2012, anh được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ. Đây là cơ hội để thử thách bản thân và cũng là trọng trách vực đời sống của đồng bào mình lên. 

Thôn có 122 hộ, 478 nhân khẩu, 99,8% là dân tộc Dao. Nhờ có con đường bê tông đã thúc đẩy giao thương hàng hóa, cùng với sự lãnh đạo sát sao của chi bộ, đời sống của người dân ngày càng thêm khấm khá. Hiện nay, thôn tập trung phát triển 37 ha rừng, 45 ha cây dong riềng, hình thành 12 cơ sở thu mua, sản xuất tinh bột dong riềng; duy trì trồng từ 25 - 30 ha ngô để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đầu năm 2015, thôn còn tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 52%. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn 38,5%. Mỗi năm thôn lại có thêm những ngôi nhà mới xây khang trang, không còn nhà tạm bợ.

Tháng  8-2018, Ủy ban MTTQ xã chọn thôn làm điểm mô hình tự quản ở khu dân cư xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp. Con đường trải thảm bê tông giờ như “báu vật” của cả thôn, nên ngay sau khi Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn triển  khai, người dân đều đồng tình hưởng ứng. Hiện nay, Ban Tự quản đã vận động nhân dân làm được 1 km đường điện thắp sáng trị giá trên 20 triệu đồng; trồng hoa và trồng 1.030 cây cau lấy bóng mát ở 2 bên lề đường. Từ ngày triển khai mô hình, nhân dân trong thôn có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, phát dọn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, vứt bỏ rác đúng nơi quy định.   
Anh Bàn Văn Trọng thuộc hộ cận nghèo của thôn hồ hởi, cuộc sống giờ tốt hơn so với trước nhiều lần. Mỗi người dân như anh phải có trách nhiệm xây dựng thôn khang trang hơn chứ không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy còn nhiều thiếu thốn, song gia đình anh luôn gương mẫu đóng góp các khoản, đóng góp để xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp. 

Trong sâu thẳm mỗi người dân thôn Tân Lập đều hiểu rằng, để có được như ngày hôm nay là sự bền bỉ và niềm tin mãnh liệt của đồng bào Dao vào ánh sáng của Đảng trong hơn nửa thế kỷ qua. Điều đó vẫn là kim chỉ nam để trong tương lai, Chi bộ tiếp tục lãnh đạo đưa thôn ra khỏi diện thôn đặc biệt khó khăn (thôn 135).

Nỗi ám ảnh khôn nguôi

Nhắc đến thôn Tân Lập từ năm 2009 trở về trước là một bức tranh u tối. Xưa để vào thôn phải vượt một quả đồi, rồi oằn mình chui qua lỗ hổng trên một bức tường đá, sau đó đi bộ trên con đường mòn lởm chởm đá tai mèo với dốc cao, một bên là núi, bên là vực. 

Ông Bàn Văn Nông, 60 tuổi kể lại, mấy chục năm ròng, người dân đã 3 lần tự mở đường. Không biết bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu sức người bỏ ra vì phải đập đá tai mèo. Xe quệt là phương tiện vận chuyển duy nhất tại thôn (xe quệt được ghép vào từ những mảnh gỗ và dùng sức trâu để kéo).

Những câu chuyện về người, trâu, xe quệt, hàng hóa, lương thực thường gặp nạn trong quá trình vận chuyển mà bị rơi xuống núi không còn xa lạ đối với bà con nơi đây. “Thật may, suốt mấy chục năm không ai gặp nạn mà tử vong. Có lẽ, ông trời thương người  Dao bản tôi.” - ông Đặng Văn Nguyên, người dân trong thôn nhớ lại. 

Qua nhiều thế hệ, con đường trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân nơi đây. Những năm của thập niên 90, người dân trong thôn đã dời đi nơi khác đến một nửa. Suốt 50 năm, thôn không có nhà ở kiên cố, chủ yếu là tạm được dựng lên bởi 4 cái cọc rồi lợp mái cọ, vách trát đất. Họ chấp nhận cuộc sống tạm bợ vì trong tâm thức, mảnh đất “chông gai” chẳng thể giữ nổi chân họ dù tổ tiên, ông bà đã an nghỉ ở đây đã mấy chục năm. 


Ông Trương Thế Vinh (bên phải) đã thoát nghèo nhờ cây bưởi từ năm 2017.

Năm 2004, Nhà nước xẻ đồi mở đường. Xã và thôn cũng quy hoạch lại, người dân hiến đất nắn chỉnh hình thành con đường huyết mạch như hiện nay. Trên con đường mới, dẫu vẫn đá tai mèo chất chồng, dẫu vẫn ổ gà, ổ voi nhưng cả thôn đã “gieo” niềm tin và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Con đường ý Đảng, lòng dân

“Không biết, bao giờ thôn mới có đường để bà con hết khổ?". Sự trăn trở như chảy trong huyết quản của 2 thanh niên cán bộ chủ chốt của thôn là Bí thư Chi bộ Đặng Văn Cần, Trưởng thôn Trương Văn Mạnh. Năm 2013, khi Nhà nước chủ trương bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, cả 2 anh đã quyết tâm phải đổ bê tông tuyến đường bằng mọi cách, mọi giá. Anh Mạnh nhớ như in cuộc họp thôn thống nhất làm đường vào năm 2013. Khi được hỏi về chuyện làm đường cả thôn hô vang:

- “Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!”

- Trước nhân dân trong thôn, anh đã hứa không làm thất thoát một đồng của Nhà nước và bà con. Thôn nghèo với muôn vàn khó khăn nhưng mỗi hộ dân, từng người dân cố thêm một chút thì chúng ta ắt sẽ làm được.

Chi bộ thôn thống nhất bê tông hóa một đoạn đường trước để thử sức dân. Thôn đã vận động, huy động nhân dân đóng góp tiền, công lao động hoàn thành 206 m đường. Sau đúng 55 năm, lần đầu tiên, thôn có đoạn đường bê tông đẹp đẽ, phẳng phiu như thế. 

Tinh thần quyết tâm bê tông hóa con đường sục sôi trong nhân dân từ đó. Chi bộ xác định, cùng với làm đường, cả thôn phải tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng triệt để đất đai phát triển sản xuất, ưu tiên cây, con ngắn ngày để nhanh có thêm thu nhập đóng góp làm đường đảm bảo đúng tiến độ. 


Nhân dân thôn Tân Lập, xã Chiêu Yên (Yên Sơn) đóng góp hàng trăm triệu đồng bê tông hóa
đường giao thông nông thôn, góp sức xây dựng nông thôn mới. 

Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, làm đường với phương  châm  “đoạn khó làm trước, đoạn dễ làm sau”, từ năm 2013 đến 2017, thôn đã hoàn thành được 3.056 m đường. Trong đó, người dân đóng góp 600 triệu đồng mua  nguyên vật liệu, chưa kể hàng nghìn ngày công làm đường. Cùng với đó, năm 2014, 2015, thôn được Nhà nước đầu tư trên 1,8 tỷ đồng kiên cố hóa 1.200 m đường. Như vậy, cả thôn được bê tông hóa gần 4.300 km đường. Từ thành quả này, năm 2018, Nhà nước đầu tư 515 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa. Thôn vận động nhân dân đóng góp 105 triệu đồng mua đất, mua trang thiết bị của nhà văn hóa, xây dựng nhà vệ sinh và kè sân nhà văn hóa thôn. 

“Với nhiều nơi, hoàn thành tuyến đường bê tông nông thôn là chuyện bình thường nhưng đối với Tân Lập - đó là “cuộc đại cách mạng” - Trưởng thôn Trương Văn Mạnh nhấn mạnh. 

Sức trẻ trên bản Dao

Đồng chí Đinh Trọng Tấn, Bí thư Đảng ủy xã bày tỏ, “bộ đôi” Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn Tân Lập là cán bộ người trẻ tâm huyết và năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm. Hai đồng chí đã góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đến với bà con một cách thiết thực, hiệu quả nhất mà minh chứng là sự hiện hữu của con đường “thế kỷ”. 

Anh Đặng Văn Cần, 35 tuổi, Bí thư Chi bộ bày tỏ, cách đây chỉ 10 năm, anh đã định bỏ làng đi lập nghiệp. Song lại nghĩ, bản thân từng là Phó Bí thư Đoàn xã, là đảng viên mà chưa làm gì được cho thôn, anh đã ở lại. Năm 2012, anh được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ. Đây là cơ hội để thử thách bản thân và cũng là trọng trách vực đời sống của đồng bào mình lên. 

Thôn có 122 hộ, 478 nhân khẩu, 99,8% là dân tộc Dao. Nhờ có con đường bê tông đã thúc đẩy giao thương hàng hóa, cùng với sự lãnh đạo sát sao của chi bộ, đời sống của người dân ngày càng thêm khấm khá. Hiện nay, thôn tập trung phát triển 37 ha rừng, 45 ha cây dong riềng, hình thành 12 cơ sở thu mua, sản xuất tinh bột dong riềng; duy trì trồng từ 25 - 30 ha ngô để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đầu năm 2015, thôn còn tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 52%. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn 38,5%. Mỗi năm thôn lại có thêm những ngôi nhà mới xây khang trang, không còn nhà tạm bợ.

Tháng  8-2018, Ủy ban MTTQ xã chọn thôn làm điểm mô hình tự quản ở khu dân cư xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp. Con đường trải thảm bê tông giờ như “báu vật” của cả thôn, nên ngay sau khi Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn triển  khai, người dân đều đồng tình hưởng ứng. Hiện nay, Ban Tự quản đã vận động nhân dân làm được 1 km đường điện thắp sáng trị giá trên 20 triệu đồng; trồng hoa và trồng 1.030 cây cau lấy bóng mát ở 2 bên lề đường. Từ ngày triển khai mô hình, nhân dân trong thôn có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, phát dọn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, vứt bỏ rác đúng nơi quy định.   
Anh Bàn Văn Trọng thuộc hộ cận nghèo của thôn hồ hởi, cuộc sống giờ tốt hơn so với trước nhiều lần. Mỗi người dân như anh phải có trách nhiệm xây dựng thôn khang trang hơn chứ không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy còn nhiều thiếu thốn, song gia đình anh luôn gương mẫu đóng góp các khoản, đóng góp để xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp. 

Trong sâu thẳm mỗi người dân thôn Tân Lập đều hiểu rằng, để có được như ngày hôm nay là sự bền bỉ và niềm tin mãnh liệt của đồng bào Dao vào ánh sáng của Đảng trong hơn nửa thế kỷ qua. Điều đó vẫn là kim chỉ nam để trong tương lai, Chi bộ tiếp tục lãnh đạo đưa thôn ra khỏi diện thôn đặc biệt khó khăn (thôn 135).

Theo TQĐT

Bài viết cùng chuyên mục