Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào nông sản sạch tại Việt Nam

Việt Nam đang được đặt lên vị trí là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Pháp, khi Chính phủ Pháp đặt mục tiêu hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn, sôi động hơn với Việt Nam sau thời gian dài “lặng lẽ”…

Hơn 50 doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam thăm dò thị trường tại GEFE.

Đây là thông tin mà ông Adam Koulaksezian, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFI), cho biết tại hội Nghị cấp cao và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE), tại TP.HCM mới đây.

Theo ông Thibaut Giroux, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV), CCIFV đã không ngừng nỗ lực và đi tiên phong trong việc phát triển các giá trị kinh tế xanh. Các giá trị này đang trở thành giá trị bắt “phải có”, để hướng tới xây dựng một nền kinh tế bền vững tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung.

 Các doanh nghiệp Pháp đã có dịp chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và bày tỏ sự quan tâm cùng đồng hành với Việt Nam phát triển kinh xanh hiện thực hóa các cam kết tại Hội nghị COP26, đặc biệt là mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero carbon ) vào năm 2050.  

 Các doanh nghiệp Pháp đã có dịp chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và bày tỏ sự quan tâm cùng đồng hành

với Việt Nam phát triển kinh xanh hiện thực hóa các cam kết tại Hội nghị COP26, đặc biệt là mục tiêu đạt mức

phát thải ròng bằng 0 (Net Zero carbon ) vào năm 2050.  

Còn ông Adam Koulaksezian, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFI), cho biết trong 50 doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam lần này đều quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững của Việt Nam. Điều này thể hiện trong chuyến đi lần này có những tập đoàn hàng đầu của Pháp trong các lĩnh vực, như: tập đoàn Schneider Electrique (chuyên về xây dựng thành phố thông minh); ngân hàng Đầu tư Pháp (quan tâm đến các dự án bền vững, phát triển xanh); tập đoàn hàng đầu về công nghệ xử lý chất nước, chất thải của Pháp Veolia…

Khi hoạt động tại Việt Nam, các công ty đặt ra tiêu chuẩn phát triển xanh, bền vững. Chẳng hạn, hiện nay công ty dược phẩm của Pháp là Sanofi đang hoạt động đầu tư trong lĩnh vực y tế của Việt Nam. Họ đã sử dụng năng lượng từ biomac, công nghệ xanh, sạch để đóng góp vào sự phát triển bền vững tại đây.

Theo ông Adam Koulaksezian, nông nghiệp sạch là lĩnh vực mà doanh nghiệp Pháp đặc biệt quan tâm, tiếp đến là năng lượng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng… cũng được chú trọng khi đầu tư vào Việt Nam

“Đối với cộng đồng với doanh nghiệp Pháp, nguồn vốn “đổ” về Việt Nam sẽ tỷ lệ thuận với việc Việt Nam tạo ra những cơ chế đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Pháp. Vì Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của Pháp. Ngay như Phòng Thương mại và công nghiệp Pháp tại Việt Nam cũng được đặt nhiệm vụ kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp Pháp vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Trong năm nay, chúng tôi cũng đã thu hút được một doanh nghiệp Pháp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Việt Nam”, ông Adam Koulaksezian nhấn mạnh.

Ông Adam Koulaksezian, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFI), cho biết trong 50 doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam lần này đều quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững của Việt Nam - Ảnh: VNE.

Ông Adam Koulaksezian, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFI), cho biết

trong 50 doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam lần này đều quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững của Việt Nam - Ảnh: VNE.

Trả lời cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp Pháp quan tâm nhưng vẫn chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực? Theo ông Adam Koulaksezian, so sánh với Thái Lan hay Trung Quốc đều là những thị trường đã “chín muồi”. Việc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam hiện giờ chỉ còn là vấn đề thời gian, vì mục tiêu đã định sẵn. Vì mối quan hệ ngoại giao giữa Pháp – Việt Nam đã gắn kết lâu đời dựa trên lịch sử giữa hai nước có điểm đặc biệt. Trong đó, Pháp đầu tư giáo dục tại Việt Nam, điều mà Pháp không làm với các thị trường khác.

Đặc biệt, năm 2023 sẽ là năm Pháp và Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, do đó các doanh nghiệp hai nước Pháp - Việt cần gắn kết hợp tác chặt chẽ hơn, để cùng hướng tới phát triển kinh tế bền vững bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đề cao tích cực triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility).

Đồng thời tập trung vào các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (Environmental, Social, corporate Governance) để cùng Việt Nam hướng tới tập trung phát triển kinh tế xanh, tích cực đẩy mạnh phát triển các giá trị có tính xã hội cao để xây dựng một nền kinh tế bền vững.

Hiện tại có hơn 300 doanh nghiệp Pháp đã đầu tư vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Pháp có tham vọng muốn đầu tư trong 16 lĩnh vực trên 21 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong nền kinh tế của Việt Nam.

Nguồn VnEconomy

Tin cùng chuyên mục