50 năm, nhớ lại…

Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.

 

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát (thứ hai từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội. Ảnh tư liệu

Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12/1972 là kết quả của cả quá trình xây dựng lực lượng, tích lũy kinh nghiệm chỉ huy và điều hành đánh trả hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là Sấm Rền (Thunder Rolling) từ tháng 2/1965 đến tháng 10/1968 và chiến dịch Linebacker I từ ngày 9/5/1972 đến 23/10/1972 của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, của chỉ huy cấp chiến thuật (các sư đoàn và trung đoàn) cùng bộ đội phòng không và bộ đội không quân, lực lượng trực tiếp chiến đấu. Ý nghĩa của chiến thắng nêu trên không chỉ là chiến thắng của một chiến dịch. Nó thật sự mang tầm vóc chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) và chấm dứt xâm lược Việt Nam.

Nhằm mục đích buộc chúng ta phải chấp thuận những điều kiện có lợi cho phía Mỹ trong các điều khoản của Hiệp định Paris sắp được ký kết, Tổng thống Nixon đã quyết định sử dụng con bài cuối cùng là đưa máy bay ném bom chiến lược B-52, được mệnh danh là “siêu pháo đài bay” ném bom trực tiếp vào Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quan trọng khác trên miền bắc Việt Nam.

Với sức tàn phá có tính hủy diệt, lại được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến có thể làm mù hệ thống ra đa cảnh giới, ra-đa dẫn đường và điều khiển hỏa lực của đối phương, đế quốc Mỹ đã tin rằng B-52 không thể bị bắn hạ và đã huy động gần một nửa số máy bay ném bom chiến lược B-52 (193 trong số 400 chiếc), được yểm hộ bởi gần một phần ba lực lượng không kích chiến thuật (1.077 trong số 3.041 chiếc, bằng tổng lực lượng không quân của Anh và Tây Đức cộng lại) đã tiến hành chiến dịch mang tên Linebacker II trong suốt 12 ngày đêm.

Sự ngạo mạn quen dựa vào thế mạnh của giới quân sự Mỹ đã bị ý chí quyết đánh-quyết thắng của bộ đội ta, sự vững vàng trước mất mát, đau thương của nhân dân ta đánh bại. Trong lịch sử chiến tranh chưa bao giờ lực lượng không quân chiến lược của Mỹ lại bị lực lượng phòng không của một nước bắn rơi nhiều như thế.

Chúng ta đã đánh giá đúng sức mạnh của B-52, của Không quân Mỹ. Chúng ta đã chuẩn bị phương án đánh B-52 từ đầu năm 1967 theo chỉ thị của Bác Hồ khi đế quốc Mỹ mới sử dụng B-52 đánh vào nam khu 4 (cũ). Những bộ óc thông minh nhất của những cán bộ tham mưu giỏi nhất đã bám trụ trên chiến trường ác liệt, những trắc thủ ra-đa dũng cảm nhất đã không sợ tên lửa Shrike (Sơ-rai) bắn thẳng vào đài khi ra-đa đang phát sóng, kiên trì ngồi trước màn hình để phân tích các loại nhiễu, biết rút kinh nghiệm qua những thất bại để có được cách đánh bình tĩnh và sáng tạo.

Hình ảnh những mảnh xác của chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rụng như những bó đuốc lả tả rơi xuống thắp sáng cả một góc trời phía bắc Thủ đô Hà Nội mãi mãi là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ bộ đội tên lửa Việt Nam.

Âm vọng tiếng rít của chiếc máy bay MiG-21 do phi công Vũ Xuân Thiều điều khiển, bật tăng lực, kéo theo một vệt lửa dài phía sau giữa màn đêm mịt mùng của núi rừng Tây Bắc cuối tháng 12/1972, tiếp đến là một tiếng nổ vang trời khi vệt lửa ấy đâm thẳng vào khối sắt thép đen sì nặng đến hơn 220 tấn của chiếc B-52, khiến nó vỡ ra như một trời pháo hoa, đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về tình yêu hòa bình của một phi công dũng cảm đã xả thân vì đồng bào thân yêu.

Đã tròn 50 năm kể từ lúc quân và dân Thủ đô viết nên trang lịch sử chói lọi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Tôi đã có điều kiện đọc nhiều công trình của các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam về nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch phòng không này. Và, do muốn có cái nhìn đa chiều, tôi muốn biết suy nghĩ của người Mỹ. Trong ba năm, từ năm 2016 đến 2018 tôi đã tổ chức được ba cuộc giao lưu giữa các cựu phi công chiến đấu Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam từ năm 1965 đến 1973 với các cựu phi công chiến đấu của Việt Nam.

Và mới đây nhất, từ ngày 27 đến 30/10/2022, tôi được Hiệp hội các phi công chiến đấu Hoa Kỳ từng là các phi công ACE (phi công bắn rơi năm máy bay của đối phương trở lên từ Chiến tranh Thế giới thứ II trở lại đây) mời dự giao lưu tại thành phố San Antonio, bang Texas. Một điều thật bất ngờ, hầu hết các cựu phi công Mỹ đều khẳng định họ đã không nghĩ là tên lửa phòng không, máy bay MiG-21 của ta đã có thể bắn hạ được B-52. Và lúc này, một chuyện lạ đã xảy ra. Người đi tìm lời giải cho câu hỏi vì sao đế quốc Mỹ đã thua cuộc trong chiến dịch tập kích bằng B-52 vào Hà Nội không phải là tôi mà lại là các cựu phi công Mỹ. Trao đi đổi lại, cuối cùng họ đều đi đến kết luận: bí mật cần được giải đáp chính là con người Việt Nam.

Ngắm quả tên lửa SAM-2, chiếc máy bay MiG-21 trên bệ cao trong Bảo tàng của Quân chủng Phòng không-Không quân, tôi cứ nghĩ sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa làm được một bộ phim riêng về quả tên lửa Dvina, về chiếc MiG-21 - loại máy bay được Liên Xô (trước đây) sản xuất đến 11.469 chiếc, được trang bị cho Không quân hơn 50 nước ở bốn châu lục, nhưng chỉ có ở Việt Nam nó mới thể hiện được đúng tính năng ưu việt của nó?

50 năm đã trôi qua, nhưng lịch sử sẽ mãi ngợi ca chiến công oai hùng chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân miền bắc và cùng với đó là những loại vũ khí đã làm cho đối phương kinh ngạc.

Theo Nhân Dân

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát (thứ hai từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội. Ảnh tư liệu

Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12/1972 là kết quả của cả quá trình xây dựng lực lượng, tích lũy kinh nghiệm chỉ huy và điều hành đánh trả hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là Sấm Rền (Thunder Rolling) từ tháng 2/1965 đến tháng 10/1968 và chiến dịch Linebacker I từ ngày 9/5/1972 đến 23/10/1972 của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, của chỉ huy cấp chiến thuật (các sư đoàn và trung đoàn) cùng bộ đội phòng không và bộ đội không quân, lực lượng trực tiếp chiến đấu. Ý nghĩa của chiến thắng nêu trên không chỉ là chiến thắng của một chiến dịch. Nó thật sự mang tầm vóc chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) và chấm dứt xâm lược Việt Nam.

Nhằm mục đích buộc chúng ta phải chấp thuận những điều kiện có lợi cho phía Mỹ trong các điều khoản của Hiệp định Paris sắp được ký kết, Tổng thống Nixon đã quyết định sử dụng con bài cuối cùng là đưa máy bay ném bom chiến lược B-52, được mệnh danh là “siêu pháo đài bay” ném bom trực tiếp vào Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quan trọng khác trên miền bắc Việt Nam.

Với sức tàn phá có tính hủy diệt, lại được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến có thể làm mù hệ thống ra đa cảnh giới, ra-đa dẫn đường và điều khiển hỏa lực của đối phương, đế quốc Mỹ đã tin rằng B-52 không thể bị bắn hạ và đã huy động gần một nửa số máy bay ném bom chiến lược B-52 (193 trong số 400 chiếc), được yểm hộ bởi gần một phần ba lực lượng không kích chiến thuật (1.077 trong số 3.041 chiếc, bằng tổng lực lượng không quân của Anh và Tây Đức cộng lại) đã tiến hành chiến dịch mang tên Linebacker II trong suốt 12 ngày đêm.

Sự ngạo mạn quen dựa vào thế mạnh của giới quân sự Mỹ đã bị ý chí quyết đánh-quyết thắng của bộ đội ta, sự vững vàng trước mất mát, đau thương của nhân dân ta đánh bại. Trong lịch sử chiến tranh chưa bao giờ lực lượng không quân chiến lược của Mỹ lại bị lực lượng phòng không của một nước bắn rơi nhiều như thế.

Chúng ta đã đánh giá đúng sức mạnh của B-52, của Không quân Mỹ. Chúng ta đã chuẩn bị phương án đánh B-52 từ đầu năm 1967 theo chỉ thị của Bác Hồ khi đế quốc Mỹ mới sử dụng B-52 đánh vào nam khu 4 (cũ). Những bộ óc thông minh nhất của những cán bộ tham mưu giỏi nhất đã bám trụ trên chiến trường ác liệt, những trắc thủ ra-đa dũng cảm nhất đã không sợ tên lửa Shrike (Sơ-rai) bắn thẳng vào đài khi ra-đa đang phát sóng, kiên trì ngồi trước màn hình để phân tích các loại nhiễu, biết rút kinh nghiệm qua những thất bại để có được cách đánh bình tĩnh và sáng tạo.

Hình ảnh những mảnh xác của chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rụng như những bó đuốc lả tả rơi xuống thắp sáng cả một góc trời phía bắc Thủ đô Hà Nội mãi mãi là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ bộ đội tên lửa Việt Nam.

Âm vọng tiếng rít của chiếc máy bay MiG-21 do phi công Vũ Xuân Thiều điều khiển, bật tăng lực, kéo theo một vệt lửa dài phía sau giữa màn đêm mịt mùng của núi rừng Tây Bắc cuối tháng 12/1972, tiếp đến là một tiếng nổ vang trời khi vệt lửa ấy đâm thẳng vào khối sắt thép đen sì nặng đến hơn 220 tấn của chiếc B-52, khiến nó vỡ ra như một trời pháo hoa, đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về tình yêu hòa bình của một phi công dũng cảm đã xả thân vì đồng bào thân yêu.

Đã tròn 50 năm kể từ lúc quân và dân Thủ đô viết nên trang lịch sử chói lọi “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Tôi đã có điều kiện đọc nhiều công trình của các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam về nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch phòng không này. Và, do muốn có cái nhìn đa chiều, tôi muốn biết suy nghĩ của người Mỹ. Trong ba năm, từ năm 2016 đến 2018 tôi đã tổ chức được ba cuộc giao lưu giữa các cựu phi công chiến đấu Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam từ năm 1965 đến 1973 với các cựu phi công chiến đấu của Việt Nam.

Và mới đây nhất, từ ngày 27 đến 30/10/2022, tôi được Hiệp hội các phi công chiến đấu Hoa Kỳ từng là các phi công ACE (phi công bắn rơi năm máy bay của đối phương trở lên từ Chiến tranh Thế giới thứ II trở lại đây) mời dự giao lưu tại thành phố San Antonio, bang Texas. Một điều thật bất ngờ, hầu hết các cựu phi công Mỹ đều khẳng định họ đã không nghĩ là tên lửa phòng không, máy bay MiG-21 của ta đã có thể bắn hạ được B-52. Và lúc này, một chuyện lạ đã xảy ra. Người đi tìm lời giải cho câu hỏi vì sao đế quốc Mỹ đã thua cuộc trong chiến dịch tập kích bằng B-52 vào Hà Nội không phải là tôi mà lại là các cựu phi công Mỹ. Trao đi đổi lại, cuối cùng họ đều đi đến kết luận: bí mật cần được giải đáp chính là con người Việt Nam.

Ngắm quả tên lửa SAM-2, chiếc máy bay MiG-21 trên bệ cao trong Bảo tàng của Quân chủng Phòng không-Không quân, tôi cứ nghĩ sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa làm được một bộ phim riêng về quả tên lửa Dvina, về chiếc MiG-21 - loại máy bay được Liên Xô (trước đây) sản xuất đến 11.469 chiếc, được trang bị cho Không quân hơn 50 nước ở bốn châu lục, nhưng chỉ có ở Việt Nam nó mới thể hiện được đúng tính năng ưu việt của nó?

50 năm đã trôi qua, nhưng lịch sử sẽ mãi ngợi ca chiến công oai hùng chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân miền bắc và cùng với đó là những loại vũ khí đã làm cho đối phương kinh ngạc.

Theo Nhân Dân

TQDT

Tin cùng chuyên mục