Hải quan Tuyên Quang hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chi cục Hải quan Tuyên Quang đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh.

 


Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại Công ty TNHH MSA-YA.

Tính đến tháng 9, Chi cục Hải quan Tuyên Quang hỗ trợ 12 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan với 4.228 tờ khai đã hoàn thành, tăng 9,22%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 136,155 triệu USD, tăng 127,383 triệu USD so với cùng kỳ năm 2018. Cùng với các giải pháp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, chi cục tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, vận hành thông suốt, có hiệu quả Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) 24 giờ/7 ngày trong tuần.

Hiện nay, 100% các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục đều đã thực hiện nộp thuế điện tử, qua đó đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu thu nộp thuế với việc thanh toán điện tử qua các ngân hàng nhanh chóng. Đây là một thuận lợi đối với ngành hải quan, nhờ đó đã giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa, tránh tình trạng cưỡng chế thuế không chính xác, đồng thời, góp phần tăng hiệu quả việc thu nộp ngân sách Nhà nước.

Trong những tháng tiếp theo, để hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước giao là 105 tỷ đồng, chi cục thực hiện tốt công tác tham vấn, xác định trị giá. Theo đó, chi cục đã cử cán bộ trực tiếp tham vấn giá cho doanh nghiệp, thông báo kết quả tham vấn ngay trong ngày đối với các mặt hàng cần tham vấn giá; đề xuất xây dựng danh mục quản lý rủi ro hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong phân luồng hàng hóa và cập nhật dữ liệu để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định, ngăn chặn các hành vi gian lận qua áp giá, áp mã tính thuế chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Chi cục tăng cường kiểm tra các mặt hàng dễ nhầm lẫn (tên hàng, mã số...) dẫn đến chênh lệch thuế theo danh mục quản lý rủi ro về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế, không để xảy ra tình trạng một mặt hàng có nhiều mã số. Chi cục tổ chức hội nghị đối thoại hải quan - doanh nghiệp để trực tiếp giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu; duy trì nghiêm túc, có hiệu quả tổ giải quyết vướng mắc tại trụ sở; thành lập các tổ công tác đến doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, giải quyết vướng mắc phát sinh cho các doanh nghiệp.

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại Công ty TNHH MSA-YA.

Tính đến tháng 9, Chi cục Hải quan Tuyên Quang hỗ trợ 12 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan với 4.228 tờ khai đã hoàn thành, tăng 9,22%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 136,155 triệu USD, tăng 127,383 triệu USD so với cùng kỳ năm 2018. Cùng với các giải pháp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, chi cục tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, vận hành thông suốt, có hiệu quả Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) 24 giờ/7 ngày trong tuần.

Hiện nay, 100% các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục đều đã thực hiện nộp thuế điện tử, qua đó đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu thu nộp thuế với việc thanh toán điện tử qua các ngân hàng nhanh chóng. Đây là một thuận lợi đối với ngành hải quan, nhờ đó đã giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa, tránh tình trạng cưỡng chế thuế không chính xác, đồng thời, góp phần tăng hiệu quả việc thu nộp ngân sách Nhà nước.

Trong những tháng tiếp theo, để hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước giao là 105 tỷ đồng, chi cục thực hiện tốt công tác tham vấn, xác định trị giá. Theo đó, chi cục đã cử cán bộ trực tiếp tham vấn giá cho doanh nghiệp, thông báo kết quả tham vấn ngay trong ngày đối với các mặt hàng cần tham vấn giá; đề xuất xây dựng danh mục quản lý rủi ro hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong phân luồng hàng hóa và cập nhật dữ liệu để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định, ngăn chặn các hành vi gian lận qua áp giá, áp mã tính thuế chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Chi cục tăng cường kiểm tra các mặt hàng dễ nhầm lẫn (tên hàng, mã số...) dẫn đến chênh lệch thuế theo danh mục quản lý rủi ro về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế, không để xảy ra tình trạng một mặt hàng có nhiều mã số. Chi cục tổ chức hội nghị đối thoại hải quan - doanh nghiệp để trực tiếp giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu; duy trì nghiêm túc, có hiệu quả tổ giải quyết vướng mắc tại trụ sở; thành lập các tổ công tác đến doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ, giải quyết vướng mắc phát sinh cho các doanh nghiệp.
 

PV

Tin cùng chuyên mục