DN Tuyên Quang cần phải làm gì trong thời đại công nghiệp 4.0?

Để bắt kịp xu hướng số hoá và tự động hoá trong sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ của các DN và dự báo tác động của xu hướng này trong thời gian tới. Một câu hỏi đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang nói riêng là Cần phải làm gì để bắt kịp xu hướng này?

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo ra nhiều chuyển biến trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những biến động lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

CMCN 4.0 sẽ giúp DN tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khu vực. Thực tế cho thấy, việc các DN Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu do áp dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công nên chi phí sản xuất cao, khiến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp.

Để tận dụng cơ hội của CMCN 4.0, đòi hỏi các DN phải có những nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình trong tiến trình đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bắt kịp thời cơ và vận hội của xu hướng số hóa và tự động hóa trong sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Dây chuyền sản xuất giấy của Nhà máy Giấy và Bột giấy An Hòa

Dây chuyền sản xuất Giấy của Nhà máy Giấy và Bột giấy An Hòa

Để DN Tuyên Quang chủ động tham gia vào xu hướng này, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, doanh nghiệp cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 và ứng dụng chúng, nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị. Các DN phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến.

Hai là, chú trọng tích hợp công nghệ số hoá.

Ba là, các DN cần phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức; tham gia và sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh được tạo ra từ cuộc CMCN 4.0, gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng.

Bốn là, coi con người là nguồn lực quý giá nhất của DN. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của DN.

Năm là, coi trọng công tác "tái cấu trúc DN" theo tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; rà soát, cập nhật để kịp thời điều chỉnh, đổi mới mô hình quản trị DN phù hợp với quy mô phát triển của DN trong từng thời kỳ; xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả và bố trí lực lượng lao động đúng việc, đúng người để đảm bảo năng suất lao động cao nhất.

Sáu là, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong CMCN 4.0 vào công tác quản trị DN.  

Hiền Lan - XTTH 

Hiền Lan

Tin cùng chuyên mục